Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 18
Tháng 04 : 351
Năm 2024 : 7.159
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Rèn luyện cách gõ 10 ngón cho học sinh Tiểu học

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay thì việc được làm quen với máy tính ngay từ bé không còn xa lạ với trẻ em nói chung và với học sinh tiểu học nói riêng. Để làm việc với máy tính đạt hiệu quả cao thì việc gõ phím là một trong những bài học cơ bản nhất mà bất cứ học sinh nào cũng phải trải qua. Và việc gõ 10 ngón là một bài học bắt buộc trong chương trình cho học sinh bắt đầu làm quen với máy tính.

Giúp học sinh gõ bằng 10 ngón sẽ thực hiện theo các bước sau:

1. Hướng dẫn học sinh làm quen với bàn phím máy tính

Vị trí của các hàng trong bàn phím, trong khu vực chính của bàn phím, các phím có gai…

        + Hàng phím số

        + Hàng phím trên  

        + Hàng phím cơ sở

        + Hàng phím dưới

        + Hàng phím dưới cùng

2. Học sinh hiểu được ích lợi của việc gõ bàn phím bằng mười ngón và tư thế ngồi đúng.

* Ích lợi của việc gõ bàn phím bằng mười ngón:

      Gõ phím bằng mười ngón giúp tốc độ gõ nhanh và chính xác hơn, hình thành tác phong làm việc chuyên nghiệp với máy tính.

      Kỹ năng gõ mười ngón sẽ giúp con người khi làm việc với máy tính hiệu quả hơn cho phép tập trung tư duy vào nội dung gõ, tránh phân tán làm ảnh hưởng đến chất lượng của văn bản.

* Hướng dẫn tư thế ngồi cho học sinh

      Lưng thẳng, bắp đùi song song với mặt sàn, cẳng chân vuông góc với mặt sàn, bàn chân đặt trên mặt sàn, cánh tay thả lỏng, khuỷu tay nghiêng về hai bên để giúp cho cẳng tay và bàn tay song song mặt  sàn. Cổ và đầu ở tư thế thẳng, mắt nhìn hơi xuống một cách tự nhiên. Đôi lúc cũng cần thay đổi tư thế để nghỉ ngơi, thư giãn.

3. Hướng dẫn học sinh luyện gõ bằng 10 ngón.

4. Luyện gõ bằng phần mềm soạn thảo Word.

CÁCH GÕ MƯỜI NGÓN

Bàn tay trái

Các phím cần gõ

Bàn tay phải

Các phím cần gõ

Ngón trỏ

Số 4, R, F, V, số 5, T, G, B.

Ngón trỏ

Số 6, Y, H, N, số 7, U, J, M.

Ngón giữa

Số 3, E, D, C

Ngón giữa

Số 8, I, K, dấu phẩy

Ngón áp út

Số 2, W, S, X

Ngón áp út

Số 9, O, L, dấu chấm

Ngón út

Số 1, Q, A, Z

Ngón út

Số 0, P, dấu chấm phẩy, dấu gạch chéo

Ngón cái

Phím cách

Ngón cái

Phím cách

5. Luyện gõ bằng phần mềm

 Giáo viên từng bước hướng dẫn các em khởi động phần mềm, đánh giá kết quả luyện gõ phím của em trong quá trình học tập. Tiếp đến là lựa chọn bài học và mức luyện gõ bàn phím, cách thoát khỏi phần mềm.

Một thực tế là học sinh tự hướng dẫn cho nhau rất nhanh nên tận dụng đặc điểm này, sau khi thao tác mẫu cho cả lớp cùng quan sát tôi đã phân nhóm học sinh sao cho trong nhóm các em có thể hướng dẫn, giúp đỡ lẫn nhau.

Hướng dẫn học sinh cách theo dõi, quan sát, đánh giá kết quả lẫn nhau giữa các nhóm hoặc giữa các học sinh trong nhóm tạo không khí thi đua học tập, lớp học sôi nổi, có hiệu quả. Khuyến khích các em về nhà tự giác luyện tập các bài tập từ dễ đến khó trong phần mềm để chuẩn bị tốt cho việc học soạn thảo văn bản ở học kỳ II.

6. Tạo điều kiện để học sinh được tiếp xúc với máy vi tính nhiều để các em có cơ hội thực hành thường xuyên, giúp các em gõ phím chính xác hơn.

 


Tác giả: Thanh Nhàn -GV Tin học
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip
Văn bản mới
Tài liệu mới